Bệnh lở miệng ở trẻ em là điều mà các bậc cha mẹ quan tâm. Thông thường bệnh lở miệng ở trẻ em là một dạng bệnh lý nhẹ nhưng nó có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển cũng như khiến trẻ quấy khóc, không ăn uống được. Tham khảo thông tin sau để học cách phòng và điều trị bệnh cho trẻ nhỏ.
Biểu hiện của bệnh lở miệng ở trẻ em
– Bệnh lở miệng ở trẻ em thường được nhận biết bằng các vết loét nhỏ đường kính từ 1 – 3mm, xuất hiện độc lập hoặc từng đám ở má, môi, nướu hoặc lưỡi của trẻ
– Cũng có thể nhận biết bệnh lở miệng ở trẻ thông qua các vết loét có hình tròn, trung tâm vết loét có màu trắng hoặc hơi xám và viền bao quanh có màu đỏ.
– Khi thấy trẻ có dấu hiệu quấy khóc, không ăn uống được, bạn nên kiểm tra miệng của trẻ ngay lập tức để phát hiện sớm bệnh lở miệng và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ và cả của bạn.
Nguyên nhân gây bệnh lở miệng cho trẻ em
– Trong một số trường hợp khi trẻ phải dùng thuốc để chữa trị một số loai bệnh dẫn đến tình trạng miệng trẻ bị khô, từ đó sẽ gây ra bệnh lở miệng.
– Bệnh lở miệng trẻ em cũng có thể xảy ra khi trẻ mắc một số bệnh như cúm, sốt,… khiến cho hệ miễn dịch yếu, gây ra bệnh lở miệng.
– Để các vết lở trong miệng trẻ lành nhanh hơn, bạn nên lưu ý không nên để trẻ ăn các loại thực phẩm có tính mài mòn cao như khoai tây chiên, các loại hạt,… vì chúng có thể kích thích nướu và mô mạnh, khiến cho bệnh lở miệng ở trẻ em khó chữa trị hơn.
– Tuyệt đối không cho trẻ ăn các loại thực phẩm có tính axit như chanh, cà chua. Tránh thức ăn mặn, có vị cay nóng vì những loại thực phẩm này có thể khiến bệnh lở miệng ở trẻ nghiêm trọng hơn rất nhiều.
– Cho trẻ súc miệng với nước muối loãng 3 lần/ngày, tránh để trẻ nuốt.
Như vậy trên đây là một số lưu ý để quá trình điều trị bệnh lở miệng ở trẻ em dễ dàng hơn, giúp cho trẻ có thể ăn uống sinh hoạt như bình thường. Bạn nên cân nhắc nếu thấy trẻ vẫn không tiến triển mà còn lâu hơn thì đến đưa đến phòng khám để bác sĩ có thể điều trị tốt nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét