Nguyên nhân gây hôi miệng có rất nhiều như: sâu răng, viêm lợi, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi họng, viêm dạ dày thực quản hoặc chải răng không kỹ làm cho thức ăn giắt vào kẽ răng.
Bình thường, trong khoang miệng của mỗi người có rất nhiều loại vi khuẩn và các mùi được sản sinh là do sự phân huỷ của protein thành các axit amin. vậy bị hôi miệng phải làm sao?
Các bộ phận trong miệng là nguyên nhân gây nên hôi miệng:
- Lưỡi: bề mặt lưỡi là nơi các vi khuẩn có hại tập trung sinh sản và gây nên chứng hôi miệng (là nguyên nhân hàng đầu gây hôi miệng) nhất là khi lưỡi bị phủ một lớp bựa thức ăn trắng, dầy. Vì vậy nên vệ sinh lưỡi thường xuyên hàng ngày.
- Amidan: khi amidan bị viêm cũng gây nên hơi thở hôi. Khi bị hội chứng nhiễm trùng cũng có triệu chứng là hơi thở hôi kèm theo sốt…
- Nướu: khi nướu bị tổn thương dễ gây sâu răng và tạo ra mùi hôi.
- Kẽ răng: khi thức ăn bị giữ lại ở kẽ răng và phân huỷ gây ra mùi hôi. Ngoài ra, cao răng lâu ngày không được lấy cũng là nguyên nhân gây ra mùi hôi.
- Mũi: khi bị viêm mũi hoặc viêm xoang cũng gây ra hơi thở hôi.
- Thực quản, dạ dày: cũng là nguyên nhân gây nên hôi miệng (hơi thở hôi).
Để khắc phục tình trạng hôi miệng, em nên hạn chế một số thức ăn có mùi vị mạnh gây hôi miệng và giữ gìn vệ sinh răng miệng tránh để hiện tượng vụn thức ăn bị bám vào kẽ răng phân huỷ gây nên mùi (theo em kể là chải răng 3 lần/ngày là đã đạt về số lần nhưng nên chải răng đúng cách và ngay sau bữa ăn). Em nên đi lấy cao răng định kỳ (6 tháng/1 lần) và có thể sử dụng nước xúc miệng và chỉ nha khoa thường xuyên…
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét